Thursday, January 20, 2011

CHUẨN TƯỚNG VŨ VĂN GIAI



TT Thiệu gắn đôi Sao chiến thắng cho : Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai tại mặt trận Vùng 1 năm 1971.

Kính tặng Tướng quân Vũ Văn Giai , Đại tá Chung, Trung tá Khưu Đức Hùng , các Sỉ quan và, Chiến binh Sư đoàn 3 bộ binh ,, Đại tá Ngô Văn Định Trung tá Đỗ Đình Vượng , Trung tá Lê Bá Bình . Cố Đại tá Nguyễn Năng Bảo, Cố Trung tá Nguyễn Xuân Phúc, Cố Trung tá Nguyễn Hữu Tùng, , Cố Trung tá Ngô Minh Hồng, Các sĩ quan và chiến binh Lữ đoàn 147, 258 TQLC , Các Liên đoàn Biệt động quân , Lữ đoàn 1 Kỵ binh, các tiểu đoàn pháo binh , cùng Đia phương quân , nghĩa quân Tỉnh Quảng Trị trong những ngày tháng Phản kích và Tử thủ tại Mặt trận Quảng Trị, trong tháng tư bi hùng năm 1972


Lực lượng tham chiến.


Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Tư Lệnh chiến trường :Chuẩn tướng Vũ Văn Giai
Tư lệnh phó : Đại tá Chung
Phụ tá Hành Quân Trung tá : Khưu Đức Hùng
Sư đoàn 3 bộ binh 3 trung đoàn 1,3, 56
3 Liên đoàn Biệt Động Quân .
2 Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến 147 và 258
Lữ đoàn 1 Kỵ binh và 2 chi đoàn thiết giáp: thiết đoàn 7,18 kỵ binh, trung đoàn 51 bộ binh
Một số tiểu đoàn pháo binh và công binh

Quân đội CS Bắc Việt :


Tư lệnh tối cao : Đại tướng Văn tiến Dũng TTM QĐ CS Bắc Việt.

Tư lệnh chiến trường : Trung tướng (2 sao) Lê trọng Tấn
Các sư đoàn bộ binh: 304, 308, 320, 324 và 325, sau được tăng cường thêm 312 tại Lào.
2 trung đoàn tăng, thiết giáp: 202 và 203 với 400 xe tăng T-34, T-54, PT-76
5 tiểu đoàn đặc công
Bốn trung đoàn pháo binh cơ giới với hơn 300 pháo các loại
Hai sư đoàn phòng không: sư 367 và 376 với 3 trung đoàn pháo phòng không 282, 284, 224 và hai trung đoàn tên lửa (Hỏa tiễn)238, 237 với tên lửa đất đối không SAM 2
Các lực lượng tại chỗ của B5, B4 và Đoàn 559 .
Tổng cộng hơn 80,000 quân.

Kế hoạch Phản kích và Tử thủ của Tướng Vũ Văn Giai QLVNCH :


Tây Tiến 1 :

Xé xác Chiến xa T.54 -Quyết tử Tây Bắc Quảng Trị

Tây Tiến 2:

Xa chiến dọc Sông Đông Hà -Kịch Chiến Ái tử

Kế hoạch của quân CS .

:Bão Táp 1 : " Ra quân như Nguyễn Huệ , khí thế hơn Mậu Thân "

Bão Táp 2 : Bổ sung quân số thương vong , tiếp tế đạn dượt : "Tổng tấn công"

VNCH: 2,500 chết, 4.,000 bị thương

CS : 12.000 chết, hơn 10,.000 bị thương

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ Tinh Quảng Trị 4. 1972

Tỉnh Quảng Trị


Tỉnh

Chính trị và hành chính
Tư Lệnh chiến trường :Chuẩn tương Vũ Văn Giai
Tư lệnh phó : Đại tá Chung
Phụ tá Hành Quân Trung tá : Khưu Đức Hùng
Địa lý
Thị xã Quảng Trị
Miền Bắc Trung Bộ
Diện tích 4.745,7 km²
Các thị xã / Quận , 2 thị xã và 7 Quận ,1 Đảo
Số dân
• Mật độ 200,.000 người
41 người/km²
Dân tộc Việt, Bru - Vân Kiều, Hoa, Tà-ôi

Quảng Trị là tỉnh ven biển thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây giáp nước Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Thi xa Quang trị( Quan Mai Lin)nằm cách 598 km về phía nam thanh phố Hà Nội và 1.112 km về phía bắc thành phố Sai Gon. Nơi đây có sông Bến Hải - cầu Hiền Lương, giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong suốt 20 năm (1954 - 1975).

Thị xã Đông Hà

Quận Mai Lĩnh(Thị xã Quảng Trị )
Quận Cam Lộ
Đảo Cồn Cỏ
Quận Gio Linh
Quận Hải Lăng
Quận Hướng Hóa (Khe Sanh)
Quận Triệu Phong

Điều kiện tự nhiên

Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi, sông ở các huyện miền núi có khả năng

Điều kiện tự nhiên

Địa hình đa dạng bao gồm núi, đồi, đồng bằng, cồn cát và bãi biển chạy theo hướng tây bắc - đông nam. Quảng Trị có nhiều sông ngòi, sông ở các huyện miền núi có khả năngung lùng sông lớn như Cam Lộ, Thạch hãn, Bến Hải... Tính phân bậc của địa hình từ tây sang đông thể hiện khá rõ ràng. mếu ở phía tây của đường phân thủy địa hình nghiêng khá thoải, bị phân cắt yếu thì ở phía đông đường phân thủy chuyển nhanh từ núi trung bình xuống đồng bằng. Các bạc địa hình bị phân cắt khá mạnh bởi mạng lưới sông suối dỳ đặc với trắc diện dọc và ngang đều dốc. Đồng bằng hẹp, phía tây thì lộ đá gốc, phía đông thì địa hình cát. Dải địa hình đồng bằng cấu tạo bới phù sa ở giữa lại thấp và dễ dàng bị Quảng Trị là một tỉnh nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam, nơi chuyển tiếp giữa hai miền địa lý Bắc - Nam. Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí: Cực bắc là 17010' vĩ độ bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, Thị trấn Vĩnh Linh. Cực nam là 16018' vĩ độ bắc thuộc bản A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông.ngập úng vào mùa mưa lũ. Cực đông là 1070 23'58 kinh độ đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng. Cực tây là 106028'55 kinh độ đông, thuộc địa phận biên gioi Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa. Với tọa độ địa lý này, Quảng Trị được tạo nên bởi một không gian lãnh thổ mang sắc thái khí hậu nhiệt đới ẩm, điển hình của vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu và chịu ảnh hưởng rất lớn của biển đông. CáchHà Nội 582 km(350 Miles) về phía Bắc, thành phố Sai gon 1.121 km (675 miles)về phía Nam.. Phía bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), phía nam giáp A Lươí, quận Phong điền (Thừa Thiên - Huế), phía tây giáp tỉnh Savanakhet ( Lào), với chiều dài biên giới chung với Lào là 206 km, được phân chia bởi dãy Trường Sơn hùng vĩ. Phía đông giáp biển đông với chiều dài bờ biển 75 km và được án ngữ bởi đảo Cồn Cỏ, có tọa độ địa lý 1709'36 vĩ bắc và 107020' kinh đông, đảo Cồn Cỏ cách bờ biển (Mũi Lay) 25 km, diện tích khoảng 4 km2. Chiều ngang trung bình của tỉnh 63,9 km, (chiều ngang rộng nhất 75,4 km, chiều ngang hẹp nhất 52,5 km).. Tuy với một diện tích không rộng, người không đông nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng Trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, cũng như lưu thông thuận lợi với các nước phía tây bán đảo Đông dương, các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và thế giới qua Lao Bảo - hành lang quốc lộ số 9 ra cảng Cửa Việt.

. Khí hậu đặc trưng của Quảng Trị

Gió tây nam khô nóng thường gọi là "gió Lào", hiện tượng thời tiết đặc biệt khô nóng thổi từ Lào qua, thường những ngày có gió Lào là ngày có nhiệt độ cao nhất trên 35 độ C, độ ẩm tương đối thấp dưới 50%. Mùa gió khô nóng vào tháng 3-9 và gay gắt nhất tháng 4-5 đến tháng 8. Hàng năm có 40-60 ngày khô nóng. Bão: Mùa bão ở Quảng Trị diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó tháng 9-10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê trong 98 năm có 75 cơn bão đổ bộ vào khu vực , bình quân 0,8 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Trị, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. ảnh hưởng tai hại nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2-5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới ngây ra chiếm tới 40-50% tổng lượng mưa trong các tháng 7-10,. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300-400 mm, có khi 1000mm.
mệnh danh là "hoàng hậu của các bãi tắm" Đông Dương.

Mỹ Thủy bãi biển thơ mộng là một trong những bãi tắm đẹp ở miền Trung.


Dân chúng Quảng Trị, di tản về Thừa Thiên - Huế tháng 4. 1972


Bộ chỉ huy Lữ Đoàn 258 TQLC trong tháng 4 Bi Hùng tại Quảng Trị
Trung tá Ngô văn Định LĐT, Trung tá Đỗ Đình Vượng LĐ phó và ban tham mưu.


Thursday, January 6, 2011

Nhảy Dù QLVNCH







Giai đoạn I từ 1952 đến 1955
Từ năm 1946 đến năm 1954 là giai đoạn các đơn vị Nhẩy Dù Việt Nam ra đời, gồm các tiểu đoàn 1, 3, 4, 5, 6, 7; tuy nhiên lúc đó các cấp chỉ huy của các đơn vị lúc đó phần đông là người Pháp. Riêng TÐ4/ND/VN sau khi giao tranh với một trung đoàn Việt Minh, bị tổn thất nặng nề tại Trung Lào (đầu năm 1952) và không hiểu tại sao cấp trên lại không bổ xung quân số cho đơn vị này, cho giải thể TÐ4/ND/VN và lấy quân số bổ xung cho hai tiểu đoàn 1, và 6 Nhẩy Dù Việt Nam.
Cho tới năm 1954 Hiệp định Genève chia đôi lãnh thổ Việt Nam, miền Bắc thuộc quyền kiểm soát của đảng Cộng Sản Việt Nam, Miền Nam thuộc về những người yêu chuộng Tự Do; Các Tiểu Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam đang đồn trú tại miền Bắc gồm các đơn vị:
- Tiểu Ðoàn 3 Nhẩy Dù, Tiểu Ðoàn Trưởng T/U Phan Trọng Chinh
- Tiểu Ðoàn 5 Nhẩy Dù, Tiểu Ðoàn Trưởng Ð/U Le Chaud
- Tiểu Ðoàn 7 Nhẩy Dù, Tiểu Ðoàn Trưởng Ð/U Trịnh Xuân Nghiêm
Các đơn vị này được không vận từ Hà Nội vào đồn trú tại Nha Trang.
Tại đây, vì nhu cầu thành lập Liên Ðoàn Nhẩy Dù. và Tiểu Ðoàn Trợ Chiến Nhẩy Dù, nên Groupement Aéroportée Parachutiste No. 3 (PAP 3) và Tiểu Ðoàn 7 Nhẩy Dù phải giải thể.
Ngày 9 tháng 9 năm 1954 tức ngày kỷ niệm (Saint Michael) Thánh Tổ Nhẩy Dù Pháp và Việt Nam; Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam ra đời, kể từ ngày này các cấp chỉ huy Pháp chính thức bàn giao quyền chỉ huy đơn vị cho các sĩ quan Việt Nam tại sân cờ của GAP3 tại Nha Trang.
Nằm trong chương trình trao trả chủ quyền Quốc Gia lại cho người Việt Nam. Lúc đầu Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam chờ đón cấp chỉ huy VN đầu tiên là Ðại Tá Lam Sơn do Phủ Thủ Tướng đề nghị, nhưng Bộ Tổng Tham Mưu do Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh nắm quyền lại bổ nhiệm Trung Tá Ðỗ Cao Trí về nhận chức vụ Tư Lệnh Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam, thành phần tổ chức Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam như sau:
Tư Lệnh : Trung Tá Ðỗ Cao Trí
Tiểu Ðoàn Yểm Trợ : TÐT Ð/U Nguyễn Thọ Lập
Tiểu Ðoàn 1 ND : TÐT Ð/U Vũ Quang Tài
Tiểu Ðoàn 3 ND : TÐT Ð/U Phan Trọng Chinh
Tiểu Ðoàn 5 ND :TÐT Ð/U Le Chaud
Tiểu Ðoàn 6 ND :TÐT Ð/U Thạch Con
Tiểu Ðoàn 5 ND khi vận chuyển bằng đường hỏa xa từ Nha Trang vào Sài Gòn sắp sửa ra quân đánh Bình Xuyên Ð/U Le Chaud mới bàn giao đơn vị cho Trung Úy Cao Văn Viên. và sau đó Tr/U Viên được đặc cách lên Ð/U
* Đất nước bị chia đôi, lòng người bị ly tán, các thế lực thao túng Nam Việt Nam. Quân Đội Quốc Gia thì trong giai đoạn phôi thai chỉ vỏn vẹn 8 tháng trời để củng cố lại chỉ huy và huấn luyện, cuối tháng 4-1955 các chiến sĩ Nhẩy Dù tưởng đã nhoà nguệ khí, nhưng trái lại họ lại lên đường với một nhiệm vụ mới.
Ngày 25 tháng 3 năm 1955 Toàn bộ Liên Ðoàn Nhẩy Dù Việt Nam có mặt tại Sài Gòn, Bộ Tư Lệnh đóng tại Trại Quân Cụ (cạnh chợ cá Trần Quốc Toản) Trung Tá Ðỗ Cao Trí được Thủ Tướng Ngô Ðình Diệm vinh thăng Ðại Tá; và theo lệnh của Thủ Tướng ngày 1 tháng 5 năm 1955 Liên Ðoàn Nhẩy Dù xuất quân trong vòng 4 ngày đã quét sạch lực lượng Bình Xuyên ra khỏi Sài Gòn - Chợ Lớn
Năm 1955 toàn bộ lực lượng Bình Xuyên kể cả Công An Xung Phong của họ bị đánh tan tác. Tổng hành dinh Bình Xuyên bên kia cầu chữ Y bị các Chiến sĩ Nhẩy Dù Chiếm đóng. Chiến công đầu tiên của Binh Chủng Nhẩy Dù đã làm sống lại ý chí quật cường của một Việt Nam tự do sau này, với nền Đệ Nhất Cộng Hoà
Lược Sử Các Đơn Vị Nhảy Dù
Khối Bổ Sung. (kbs)
Là một đơn vị ngoài bảng cấp số trực thuộc Phòng 3 SĐND. Hình thành như một Trung Tâm Huấn Luyện các tân binh tình nguyện về Nhảy-Dù. Khối Bổ Sung được thành lập từ khi Liên Đoàn Nhảy Dù trở thành Sư- Đoàn Nhảy Dù năm 1965.
Vì nhu cầu chiến trường gia tăng, cần phải đào tạo nhiều binh sỉ ưu tú qua 2 giai đoạn :
1 Từ một người thanh niên trở thành một người lính chiến.
2 Từ một người lính chiến trở thành người lính nhảy dù chuyên nghiệp.
Các Đơn Vị Trưởng liên tục :
1 Trung Tá Nguyển Văn Tư.
2 Đại Úy Phạm Thái Hoá.
3 Thiếu Tá Trần Như Tăng.
4 Trung Tá La Trịnh Tường.
Khối Bổ Sung được tổ chức như một đơn vị biệt lập gồm có 5 ban :
1 Ban 1 Quân Số.
2 Ban 2 An-Ninh.
3 Ban 3 Điều Hành.
4 Ban 4 Tiếp Liệu.
5 Ban 5 Tâm Lý Chiến.
Khối Bổ Sung nằm trong căn cứ Hoàng Hoa Thám cuả BTL/SĐND có thể thu nhận khoảng
2,000 tân binh nhảy dù cùng một lúc. Khối Bổ Sung có nhiệm vụ :
1 Tuyển mộ : Phối hợp với Phòng 3 SĐND tổ chức các toán tuyển mộ đi các quân khu tuyển mộ thẳng các thanh niên trong tuổi thi hành quân sự thích đi lính Nhảy Dù, hoặc các quân nhân cuả các đơn vị Bộ Binh tình nguyện về phục vụ trong quân chủng Nhảy Dù.
Sau khi ghi tên tình nguyện tại điạ phương, các tổ tuyển mộ xin phương tiện cho họ di chuyển về Khối Bổ Sung. Tại đây họ được lập các thủ tục hành chánh, lảnh quân trang quân dụng và chia thành các đại đội.
2 Huấn Luyện : gồm 2 giai đoạn .
a Giai đoạn 1 huấn luyện quân sự 3 tháng : Sau các thủ tục hành chánh, các tân binh được gởi đi
thụ huấn quân sự tại Tiểu Đoàn Khoá Sinh Vương Mộng Hồng thuộc Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung.
b Giai đoạn 2 huấn luyện Nhảy Dù thời gian 1 tháng : Sau thời gian thụ huấn quân sự 3 tháng các
tân binh nhảy dù được TĐ Vương Mộng Hồng chuyển trở lại Khối Bổ Sung. Tại đây hằng ngày các cán bộ KBS hướng dẩn các Đại Đội tân binh sang Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù trong căn cứ Hoàng Hoa Thám để được huấn luyện về kỷ thuật nhảy dù.
Sau 3 tuần lể dưới đất thực tập mặc dù, khám dù, lên phi cơ,nhảy ra khỏi đài cao 11 thước, lấy thế đáp xuống đất, tránh dù lôi…Các tân binh được lên phi cơ thực hiện 6 saut dù tự động và một saut đêm. Từ đây các tân binh mới thật sự là một chiến binh nhảy dù thực sự. và Họ sẽ được phân phối đến các đơn vị theo nhu cầu.
( La Trịnh Tường, Mủ Đỏ 34 )
Tiểu Đoàn Khoá Sinh Vương Mộng Hồng :.
Cũng là một đơn-vị ngoài bảng cấp-số của SĐND trực thuộc Phòng 3 / SĐND gồm những cán bộ phụ trách quản trị và giám sát kỷ luật các Đại Đội tân binh nhảy dù và hằng ngày đưa họ sang thụ huấn quân-sự ở TTHL Quan Trung.
Các Vị Tiểu Đoàn Trưởng liên tiếp cuả TĐ Khoá-Sinh Vương Mộng Hồng :
1 Trung-Tá Trương Kế Hưng.
2 Trung Tá Lê Minh Ngọc.
3 Trung Tá Phạm Kim Bằng.
4 Thiếu Tá Miên..
Sau 3 tháng huấn luyện quân sự Các tân binh được chuyển trở lại Khối Bổ Sung ND để được đưa sang
Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy-Dù huấn luyện phần kỷ thuật nhảy dù.
( La Trịnh Tường- Đặc San Mủ Đỏ 34 )
Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù
I Sự hình thành và phát triển :
Sau Hiệp định Geneve năm 1954, Các Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù của Pháp tại Đà Nẳng và Hà-Nội bị giài tán, riêng trung tâm huấn luyện Nhảy Dù tại Sài Gòn trong căn cứ Tân Sơn Nhất được chuyển giao lại cho Quân Lực VNCH vào ngày 1 tháng 5 năm 1955. và vị HLV người VN , phụ tá cho Chỉ Huy Trưởng, Trung Úy Huott, có cấp bậc cao nhất là Thượng Sỉ I Trần Văn Vinh được thăng cấp Chuẩn Úy và được bổ nhiệm làm Chỉ Huy Trưởng đầu tiên cuả TTHL/ND Việt-Nam.
Cùng Với Chuẩn Úy Trần Văn Vinh, có khoảng 10 HSQ Huấn Luyện Viên Việt Nam khác cũng được chuyển sang Liên Đoàn Nhảy Dù Việt-Nam. Vào năm 1954, Liên đoàn nhảy dù cũng tuyển chọn một số SQ và HSQ từ các đơn vị gửi đi thụ huấn khoá HLV nhảy dù tại Hà-Nội và Đà-Nẳng trong số nầy có Thiếu Úy Lâm Quang Thới (TĐ1ND) Trung Úy Trương Quang Ân (TĐ3ND) Thiếu Úy Vũ Văn Giai (TĐ5ND) và Thiếu Úy Nguyển Vỷ (TĐ7ND).
Đến năm 1975, số khoá dù huấn luyện lên dến trên 200 khoá và trên 50,000 khoá sinh tốt nghiệp. Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù còn đào tạo 7 khoá Huấn Luyện Viên với trên 200 SQ và HSQ tốt nghiệp.
Ngoài việc đào luyện cho các quân nhân cơ hửu cuả đơn vị nhảy dù, TTHL ND còn huấn luyện cho các quân nhân thuộc các quân binh chủng khác gởi tới thụ huấn để nâng cao tinh thần tác chiến cũng như nhu cầu cần thiết cuả đơn vị như :
- Lực Lượng đặc biệt.
- Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù.
- Các đơn vị trực thuộc Phủ Tổng Thống và Bộ Tổng Tham Mưu.
- Đơn vị Người Nhái Hải Quân.
- SVSQ Trường Vỏ Bị Quốc Gia Đà-Lạt.
- Một số phóng viên chiến trường thuộc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị.
- Một số nhỏ các chuyên viên quân sự ngoại quốc.
- Một số Sỉ Quan cao cấp thuộc tất cả các Quân Binh Chủng khác.
II Cấp Chỉ Huy Liên tiếp :
1/5/1955 Chuẩn Úy Trần Văn Vinh.
1956 Thiếu Úy Đổ Đức Hạnh thay thế trong thời gian Chuẩn Úy Vinh đi học khoá SQ Trung Đội Trưởng.
1957 Thiếu Úy Trần Văn Vinh.
1973 Trung Úy Đổ Văn Thuận. thay thế Trung Tá Vinh về Khối Chiến Tranh Chính Trị.
III Nhiệm Vụ :
Nhiệm vụ chính yếu cuả Trung tâm huấn luyện Nhảy Dù là huấn luyện nhảy dù cho các quân nhân phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù và một số các đơn vị đặc-biệt trong QLVNCH. với các khoá Huấn luyện căn bản và các khoá Huấn Luyện Viên nhảy Dù:
1 Khoá Huấn Luyện Căn Bản :
Tất cả quân nhân tình nguyện gia nhập binh chủng nhảy dù không phân biệt cấp bậc, ngành chuyên
môn kể cả các vị Tuyên-Úy tôn giáo đều phải qua giai đoạn huấn luyện nhảy dù và được cấp bằng nhảy dù.
Trước khi nhập khoá, các quân nhân phải trải qua một cuộc trắc nghiệm sức khoẻ trong 2 ngày và phải đạt được số điểm ấn định tối thiểu .
Ngày thứ nhất trắc nghiệm 8 môn thể dục chính cuả người quân nhân.
Ngày thứ hai chạy dả-chiến 8000 thước với trang phục hành quân, sau nghỉ 30 phút, tiếp tục chạy với tốc độ 1500 thước.

Huấn Luyện giai đoạn I :
Tuần thứ nhất : Huấn Luyện dưới đất, gồm các môn :
- Cách thức mang dù và các trang bị hành quân.
- Cách thức nhảy ra khỏi phi cơ.
- Kiểm soát và lái dù theo ý muốn.
- Các thế dáp ( té) dể tránh bị thương tích khi từ trên không đáp xuống đất.
- Thu lượm và bảo trì dù sau khi đáp xuống đất.
Tuần thứ hai : Huấn Luyện trên các đài nhảy :
- Đài 4 thước, cách nhảy ra khỏi cửa phi cơ để làm quen ở độ cao trung bình.
- Đài 11 thước ( thường gọi là chuồng cu) nhảy ra khỏi cửa phi cơ ở độ cao để làm quen cảm giác mạnh.
- Đài 12 thước ( thường gọi là Dây tử thần ) tập đáp xuống đất để làm quen với tốc độ va chạm mặt đất từ trung bình đến mạnh.
- Cách tránh dù lôi khi trời có gió, lúc đáp từ trên không trung xuống đất.
Huấn Luyện giai đoạn 2 :
Thực tập nhảy dù từ trên phi cơ ở độ cao 400 thước ( 1200 feet) xuống đất gồm có :
- 6 lần nhảy ban ngày ( 1 lần với trang bị hành quân )
- 1 lần nhảy ban đêm.
2 Khoá Huấn Luyện Viên Nhảy Dù :
Các Sỉ-quan và HSQ khoá sinh Huấn Luyện Viên nhảy Dù được tuyển chọn từ các cán bộ đã có kinh
nghiệm nhảy dù và phải có ít nhất từ 30 lần nhảy trở lên, thuộc các đơn vị trong SĐND.
Sau khi tốt nghiệp, một số được giữ lại để bổ sung quân số huấn luyện viện tại TTHL/ND, số còn lại được trả về lại đơn vị để phụ giúp đơn vị trong các buổi nhảy dù thao duợt cũng như hành quân không vận cuả đơn vị.
Đơn vị Lực Lương Đặc Biệt thuộc bộ TTM vì nhu cầu bảo mật và lớn mạnh, nên cũng gởi các SQ và
HSQ về thụ huấn các khoá HLV nhay dù, sau đó trở về thành lập một TTHL Nhảy Dù riêng cuả LLĐB ở Ba Ngòi Nha Trang thuộc Quân Đoàn II
( Vũ Văn Hưởng 4/2004